Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là thanh niên. Bởi thanh niên là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của mình trong xã hội, những người thanh niên cần xác định một cách đúng đắn lý tưởng sống của mình. Vậy lý tưởng sống của thanh niên trong thế kỉ 21 được hiểu như thế nào ?
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là thanh niên hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Thanh niên là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế mục tiêu sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.
Thế nào là sống có lý tưởng cao đẹp ? Sống có lý tưởng cao đẹp là sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam. Mỗi người đều có mục tiêu lý tưởng của mình, nhưng để thực hiên mục đích con người cần phải có ý chí, kiên định, có tinh thần vững tin đi về phía trước. Chúng ta cần nghĩ rằng mục đích của cuộc sống chỉ xuất phát từ quan điểm, nhìn nhận mà không biết rằng mục đích sống còn khởi nguồn từ trong chính thực tế và yêu cầu của cuộc sống. Khi xác định được mục đích đó chúng ta nên phấn đấu nỗ lực để thực hiện tốt.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tại trên cuộc đời vì lý do gì không ? Và sứ mạng của cuộc đời bạn là gì ? Đây hẳn là băn khoăn của không ít bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng sống quá bận rộn, làm gì có thời gian đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đến đó, buông thả, vô tư. Nhưng sống là phải có lý tưởng! Sống cho ta, cho những người thân, vì mọi người, vì đất nước của chính mình, lý tưởng dẫn dắt ta trên bước đường đời, cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách. Nó như ngọn lửa trong tim luôn rừng rực cháy.
Vậy thì tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba mẹ gượng ép; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thích học những môn học ấy; rồi cậu ấy rớt đại học, thất nghiệp … không có tiền cậu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ … tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trên nhà tù sau bao năm ăn chơi. Đó là một ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no, mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, … Những người này vì lợi ích bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên các báo hay ti-vi những tin liên quan tới ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là những nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giật, phạm tội … để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên học sinh ghiền chơi game đến mê mệt! Tất cả những người sống không mục đích và mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết Enstein, Moza, Dacquyn … Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên đều vĩ đại và được lưu danh muôn thưở. Vậy, con người sống cần phải có lý tưởng cao đẹp!
Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn – dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập rèn luyện kĩ năng, sức khỏe tư tưởng nhằm thực hiện những mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều nãy sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Cuối cùng ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận động những điều đã học vào thực tế.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liên ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó- Chỉ sợ lòng không bền- Đào núi và lấp biển- Quyết chí ắt làm nên” (HCM)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam. Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm vững lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. (Victor Frank).
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng thật cao đẹp và thánh thiện. Chúng ta cũng đã biết được phần nào điều đó qua hai cuốn nhật ký thời chiến của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và bác sĩ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Họ đều ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ. Họ biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn chọn cách sống này - 'cách sống không lắm chiều cạnh, phong phú, không tự do, nhiều vẻ nhưng lại trong sáng, thánh thiện đến kỳ lạ' - nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.
Đây là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ - đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người sống có lý tưởng. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ? Không mở lòng ra để để cho đi mà không tính toán. Tôi đã rất tâm đắc với câu nói của G.Potixen (Anh): 'Chúng ta chán ngấy những niềm vui mà chúng ta nhận được nhưng chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho đi'. Và giờ đây, tôi muốn rằng các bạn cũng sẽ lấy câu nói này làm phương châm sống cho riêng mình.
Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thanh niên. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay; không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng lý tưởng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười).
Ngược lại với những phê phán, nhận xét về thái độ “bàng quang với thời cuộc”, thanh niên hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (đường lối mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng lãnh đạo).
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, cách sống nhưng nếu lý tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân thì chỉ là lối sống vị kỉ. Còn lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung Đất nước, của dân tộc, của thời đại mới thực sự là 1 lý tưởng. Cũng giống như riêng và chung, lý tưởng riêng phong phú nhưng lý tưởng chung lại bao quát và sâu sắc hơn.
Bác Hồ đã dạy rằng “Thanh niên không một phút giây được quên lý tưởng của mình là phấn đấu cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa Xã hội”. Cuộc sống đã thay đổi và lý tưởng đó trong mỗi thời đại cũng thay đổi ít nhiều. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn gặp, vẫn chứng kiến những người thanh niên sống không lý tưởng, không ước mơ nhất định. Họ không đặt ra mục tiêu cho lý tưởng bản thân, không xác định ước mơ cho chính mình và rồi họ không cố gắng hết sức vào học tập, phấn đấu vươn lên. Đến khi họ vấp ngã, khó khăn, họ chùn bước, bỏ cuộc vì không có mục tiêu để hướng đến, không có điểm tới xác định trong tương lai. Từ đó họ trở nên chán ghét bản thân, oán trách số phận, cuộc đời rồi dần sa vào những tệ nạn xã hội và tội ác mà không cách gì cứu vãn được, Đã có nhiều học sinh vì không có lý tưởng mà lao vào ăn chơi, không học hành, hàng ngày trốn học để chơi điện tử rồi lại ăn cắp tiền bố mẹ để bỏ vào những thú vui vô bổ. Nhưng đâu đã dừng lại ở đó, nó còn dẫn đến những tội ác khác như cướp của, giết người, … mà điều này có thể hủy hoại cả cuộc đời. Trong khi đó đang có những thanh niên đang tham gia góp phần xây dựng đất nước phát triển tiến bộ thì những thanh niên không lý tưởng đang trở thành rào cản xã hội, kiềm hãm sự phát triển.