watch sexy videos at nza-vids!
21:21:47
22:11:24
Tip: Hãy lưu trang Cute.Wap.Sh lại và giới thiệu với bạn bè nhé!
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) xuất hiện trên thi đàn văn học đã tạo ra một bất ngờ lớn nhưng sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử còn tạo ra sự ngạc nhiên hơn nhiều. Một đời thơ không dài nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một lượng tác phẩm đáng phục và anh được ví như "ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học" và làm người ta nhớ mãi không quên. Hàn Mặc Tử khiến người ta nhớ đến bởi giọng thơ độc đáo mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Tất cả thể hiện một tình yêu đời tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. Mười hai câu thơ là một mạch cảm xúc chan chứa tình cảm với xứ Huế thơ mộng, với con người trần thế.

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh nặng, không có cơ hội để trở về với cuộc sống đời thường bởi căn bệnh phong quái ác. Vì vậy bài thơ là sự hoà quyện giữa thực và ảo. Hiện thực là những kỉ niệm về xứ Huế, ảo mộng là những hình ảnh về con người trong mơ tưởng của thi nhân. Theo những người bạn của Hàn Mặc Tử kể lại thì bài thơ được gợi cảm xúc từ tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc gửi cho thi sĩ. Bài thơ là sự quyện hoà của giọng điệu chủ thể trữ tình (thi nhân) và khách thể trữ tình (em).

1. Tác giả & tác phẩm

Hàn Mặc Tử (1912 1940) là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới (1932 1945). Ông cũng là nhà thơ có số phận bất hạnh hiếm có. Hàn Mặc Tử là một tài năng độc đáo, một tiếng thơ lạ, thể hiện rõ tấn bi kịch của một con người bất hạnh. Mắc phải căn bệnh phong quái ác, phải sống trong sự cách li khi đang tràn trề nhựa sống đã khiến thơ ông nhiều khi như điên loạn với một thế giới hình ảnh thơ đầy ma quái. Thơ Hàn Mặc Tử vừa gợi cho người ta nỗi sợ hãi, vừa đem đến niềm say mê. Chế Lan Viên từng quả quyết rằng : "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng. Trong số đó có Đây thôn Vĩ Dạ”.

Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng và không còn cơ hội để trở lại với cuộc sống đời thường. Bài thơ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Cảnh thì đẹp mà tình thì buồn là sự thể hiện đầy đủ nhất tình yêu cuộc sống của thi sĩ bất hạnh mà đầy tài năng này.

2. Phân tích

Mở đầu bài thơ là khổ thơ viết về thiên nhiên thôn Vĩ với những vẻ đẹp đầy thơ mộng qua dòng hồi tưởng của nhà thơ. Câu thơ đầu có một khả năng gợi mở rất lớn :

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Câu thơ là lời mời, lời trách hay sự nuối tiếc ? Có lẽ là cả ba. Đó là lời mời của cô gái nào đó đang trách hờn "anh"  chủ thể trữ tình của bài thơ hay câu thơ chính là sự phân thân của nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm trạng nuối tiếc của mình vì không được trở lại thôn Vĩ nữa. Ba câu sau được nối với câu trước bởi nghệ thuật "vắt dòng" của câu hai. Nhìn nắng hàng cau là lời giải thích "sao anh không về để nhìn nắng" còn nắng mới lên tồn tại độc lập. Đây là lời của cô gái hay chàng trai. Lời của cô gái nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình. Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên rõ dần. Bắt đầu là hình ảnh hàng cau  một loại cây quen thuộc trong những khu nhà vườn xứ Huế. Ta đã từng gặp hình ảnh hàng cau trong Nhớ của Hồng Nguyên :

Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau

Đây là hàng cau trong nắng chiều còn ở Đây thôn Vĩ Dạ là hình ảnh hàng cau trong nắng sớm ban mai, giữa những vườn mướt "xanh như ngọc" một hình ảnh trong sáng, thân thuộc đến bất ngờ. Câu thơ như một cái ngước nhìn đầy thú vị. Nắng ban mai êm dịu xen giữa những thân cau thẳng tắp lá còn ướt đẫm sương đêm tạo ra cho cảnh vật một nét đẹp rất thơ mà cũng rất đời thường. Khi nhớ đến thôn Vĩ, nhớ đến xứ Huế mơ mộng người ta không thể không nhắc đến những khu nhà vườn xinh đẹp dưới ánh nắng mai.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Vẻ đẹp của thôn Vĩ đã được cảm nhận bằng nỗi nhớ của nhân vật trữ tình (tác giả) chứ không phải là của cô gái nữa. Nhân vật trữ tình đã hiện ra bằng lời trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp của thôn Vĩ. Chữ mướt gợi màu xanh non tơ, mềm mại đầy xuân sắc và màu "xanh như ngọc" là màu xanh như có ánh sáng từ bên trong. Ngọc vừa có màu vừa có ánh, vừa toả mát ánh sáng, vừa rười rượi sắc xanh, mướt quá là trầm trồ chứ không phải là nhận xét "quá mướt". Đọc thơ Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh có nhận xét : "có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạ". Nhận xét này thật đúng với câu thơ trên. Có lẽ những giọt sương đêm vẫn còn đọng trên lá và khi ánh bình minh soi xuống đã tạo cho khu vườn vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Câu thơ cho thấy Hàn Mặc Tử yêu Vĩ Dạ, yêu Huế biết bao nhiêu. Ai có thể tin rằng câu thơ đầy sức sống này lại là của một thi sĩ không còn cơ hội trở lại với đời thường. Ta cũng từng gặp cảnh thiên nhiên như thế ở thi sĩ Xuân Diệu khi anh còn trẻ và đang tràn đầy nhựa sống : “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”.

Tình yêu Vĩ Dạ của thi nhân bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, từ tình yêu với người con gái xứ Huế. Vì vậy con người xứ Huế trong cảm nhận của nhà thơ trong khung cảnh thật gợi :

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Câu thơ viết theo hướng cách điệu hoá. Cách điệu từ đường nét "lá trúc che ngang" đến hình ảnh "mặt chữ điền". Mặt chữ điền từng xuất hiện trong những câu ca dao xứ Huế :

Mặt em vuông tựa chữ điền,
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài.
Lòng em có đất có trời,
Có câu nhân nghĩa, có lời thuỷ chung.

Với biện pháp nghệ thuật cách điệu hoá, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hoà hợp với thiên nhiên của người Vĩ Dạ. Người Huế vốn rất yêu thiên nhiên, cây cỏ là bạn với họ. Họ chăm sóc cây cối giống như chăm sóc con người. Và những ngôi nhà truyền thống của người Huế bao giờ cũng ẩn sau những mảnh vườn mướt xanh. Bốn câu thơ đã tạo nên một vẻ đẹp lung linh huyền diệu cho thôn Vĩ.

Khổ thơ thứ hai có sự thay đổi về không gian và cảm xúc nhưng vẫn là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, kỉ niệm lúc này tràn về mãnh liệt đến nỗi từng bước của chàng trai lan toả, xen đầy cả không gian :

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Mạch cảm xúc không dứt mà tạo một dư âm :
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Có lẽ cấu tứ của đoạn thơ này được bắt nguồn từ nỗi nhớ về dòng sông Hương êm đềm. Cảnh vật trong khổ thơ buồn da diết, vừa hiện thực vừa hư ảo. Nó khiến người đọc như vừa gặp một ảo giác, cụ thể đấy mà cũng thật mơ hồ. Gió mây thường có mối quan hệ gắn bó khăng khít, "gió thổi mây bay", nhưng ở đây gió mây lại theo hai đường, thậm chí ngăn cách nhau quyết liệt :

Gió theo lối gió mây đường mây

Gió mây ở đây không phải là hiện thực mà nó mang tâm trạng của người trong cảnh chia lìa. Nhớ Vĩ Dạ nhưng không thể trở về nơi ấy được nữa nên buồn và nỗi buồn đã tràn ra cảnh vật :
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình, dòng Hương giang hiện lên thật buồn. Nhớ Hương giang lại nhớ đến những đêm trăng huyền diệu. Trăng gợi vẻ đẹp huyền ảo song trăng cũng dễ gợi sự cô đơn, lạnh lẽo :

Trăng sáng, trăng xa trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt cô đơn.
(Xuân Diệu)

Trăng từng xuất hiện rất nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử với đủ hình dạng, trạng thái khác nhau :

Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
Đợi gió thu về để lả lơi.

Còn ánh trăng ở đây lại là một ánh trăng huyền ảo, một không gian tràn đầy trăng và thơ :

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử là ở hình ảnh "sông trăng". Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng của trường phái thơ siêu thực và tượng trưng Pháp, có lẽ câu thơ này là kết quả của những ảnh hưởng đó. Hai câu thơ hay mà không thể lí giải cụ thể. Đó cũng chính là bí mật hấp dẫn của thi ca. Ai có thể chở được ánh trăng. Câu thơ gợi lên vẻ đẹp huyền ảo của xứ Huế và thể hiện tâm hồn thơ lãng mạn của thi nhân.

Đến khổ thơ thứ ba cảnh vật không còn nữa, kỉ niệm trở về ngập hồn nhân vật trữ tình. Và lúc này những rung động của anh đối với Vĩ Dạ đã tập trung ở hình ảnh người con gái "mờ mờ nhân ảnh".

Mơ khách đường xa, khách đường xa
áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

"ở đây" là ở đâu ? Dù ở đâu thì cũng đã bị bao phủ bởi sương khói của thời gian. Ai là một đại từ phiếm chỉ. Một đại từ phiếm chỉ được sử dụng hai lần trong một câu thơ, gợi lên bao ý nghĩa. Câu thơ tha thiết một khát khao, một ước nguyện muốn có người hiểu được tâm sự của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng hoài nghi. Trong bài thơ có tới bốn lần tác giả sử dụng đại từ ai, và "anh" và "em" đã hoà nhập trong từ ai ấy, hoà nhập trong tâm tưởng của thi nhân. Câu thơ cuối cùng thoáng chút hoài nghi ấy xuất phát từ lòng khát khao sống, khát khao giao tiếp với cuộc đời ; xuất phát từ niềm khao khát thuỷ chung. Vượt lên nỗi đau riêng, thơ Hàn Mặc Tử nói lên tâm trạng chung của bao lứa đôi xa cách…

"Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từ ảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ", đó là lời của Hàn Mặc Tử về thơ và có lẽ là về chính Đây thôn Vĩ Dạ.

Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỷ niệm ngọt ngào, đồng thời thể hiện khát khao được sống, được yêu của một con người. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp về thiên nhiên xứ Huế, từ đó thể hiện tình yêu và khát vọng sống mãnh liệt

Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, giàu giá trị thẩm mĩ, ngôn ngữ ngữ cực tả luôn trong trong sáng, súc tích

Cách sử dụng xuyên suốt những câu hỏi tu từ đã tạo nên mạch cảm xúc của toàn baì
Ba khổ thơ không được sắp xếp theo tuyến tính của thời gian và tính duy nhất của ko gian, có bước nhảy cảm xúc giữa các khổ thơ tạo nên mạch liên kết đứt-nối độc đáo cho toàn bài
Nhịp điệu của bài thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa ở mỗi khổ thơ: có khi là nhịp điệu tha thiết đắm say, có khi là nhịp điẹu chậm rãi buồn tẻ./.

THAM KHẢO
ĐÂY THÔN VĨ DẠ – Hàn Mặc Tử

Căn cứ vào bản thân văn bản thơ, ta thấy nổi lên hàng đầu là hình ảnh Huế đẹp và thơ. Bài thơ gồm 3 khổ, 12 câu thất ngôn. Mỗi khổ thơ dường như được dành để nói về một phương diện của Huế.

1/ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ, nói rộng hơn về xứ Huế, trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.

Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau. Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp thân cao vượt lên trên các mái nhà và những tán cây. Những tàu cao con bóng loáng sương đêm như hút lấy ánh sáng lúc ban mai.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu thơ không có gì đặc sắc tân kỳ lắm về mặt sáng tạo hình ảnh và từ ngữ, nhưng càng nghĩ càng thấy tả những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ cũng chỉ có thể nói như thế mà thôi. Mỗi ngôi nhà ở Vĩ Dạ, nói chung ở Huế, được gọi là những nhà vườn. Vườn bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà xinh xinh thường là nhà trệt, thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ. Xuân Diệu gọi mỗi cấu trúc ấy là một bài thơ tứ tuyệt. Vì thế vườn được chăm sóc chu đáo – Những cây cảnh và cây ăn quả đều xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ, dường như được cắt tỉa, lau chùi, mài giũa thành những cành vàng lá ngọc. Sự ví von ở đây được nâng lên theo hướng cách điệu hoá. Khuynh hướng cách điệu hóa được đẩy lên cao hơn nữa ở câu thứ tư: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.

2/ Trong khổ thơ thứ hai, dòng kỷ niệm vẫn tiếp tục. Nhớ Huế không thể không nhớ dòng sông Hương.

Dòng sông Hương, gió và mây. Con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng... Bốn câu thơ như diễn tả cái nhịp điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của Huế.

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Cái tinh tế ở đây tả làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay. Tất nhiên đây phải là cảnh sông Hương chảy qua Vĩ Dạ lững lờ trôi về phía cửa Thuận. Đúng là nhịp điệu của Huế rồi.

Hai câu tiếp theo đầy trăng. Cảnh trong kỷ niệm nên cảnh cũng chuyển theo lôgich của kỷ niệm. Cảnh sông Hương không gì thơ mộng hơn là dưới ánh trăng – Hàn Mặc Tử cũng không mê gì hơn là mê trăng. Trăng trở thành nhân vật có tính huyền thoại trong nhiều bài thơ của ông. Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí hư ảo, như là trong mộng:

Thuyền ai đậu bến sông trăng gió
Có chở trăng về kịp tối nay?

Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử.

3/ Khổ thứ ba: Người xưa nơi thôn Vĩ.

Nhớ cảnh không thể không nhớ người. Người phù hợp với cảnh Huế không gì hơn là những cô gái Huế. Ai làm thơ về Huế mà chẳng nhớ đến những cô gái này (Huế đẹp và thơ của Nam Trân. Dửng dưng của Tố Hữu...)

Những khổ thơ dường như mở đầu bằng một lời thốt ra trước một hình ảnh ai đó tuy mờ ảo nhưng có thực:

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra

Mờ ảo vì “khách đường xa” và “nhìn không ra” nhưng có thực vì “áo em trắng quá”. Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa, không chỉ là khoảng cách không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời – vì vốn xưa đã gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà “ai biết tình ai có đậm đà?”

“Ai” là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mặc Tử và cô gái mà nhà thơ đã từng thầm yêu trộm nhớ) là “sương khói” của không gian, của thời gian, của mối tình chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng hư thực và gợi một nỗi buồn xót xa.
Nhưng khổ thơ không chỉ minh hoạ cho mối tình cụ thể giữa nhà thơ và người bạn gái. Đặt trong dòng kỷ niệm về Huế, ta thấy hiện lên trong sương khói của đất kinh đô hình ảnh rất đặc trưng của các cô gái Huế. Những cô gái Huế thường e lệ quá, kín đáo quá nên xa vời, hư ảo quá. Những cô gái ấy khi yêu, liệu tình yêu có đậm đà chăng? Đây không phải là sự đánh giá hay trách móc ai. Tình yêu càng thiết tha, càng hay đặt ra những nghi vấn như vậy.

Tình trong thơ bao giờ cũng là tình riêng. Nhưng tình riêng chỉ có ý nghĩa khi nói được tình của mọi người. Phép biện chứng của tình cảm nghệ sĩ là như vậy. Đối với sự tiếp nhận của người đọc, nổi lên trước hết trong khổ thơ này, cũng như trong toàn bộ bài thơ vẫn là hình ảnh thơ mộng và đáng yêu của cảnh và người xứ Huế.

Lời bình
Trong tập thơ mang tựa đề Thơ điên, có hai bài ít điên nhất có lẽ là Mùa xuân chín, và Đây thôn Vĩ Giạ. Cả hai bài đều là những bức tranh xóm thôn, vường tược quê làng. Đọc nó, ta không thể không nghĩ đến Nguyễn Bính vì thơ Tử cũng trẻ trung, tinh tế như kiểu:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn

Thơ Tử có cái xanh rờn của sự sống có thật, sự sống đáng yêu. Còn cái đáng yêu hơn cái giọng điệu ngọt ngào mời mọc:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Mâm cỗ có giàu, nhưng lời chào là sang, bởi đó là cái tình, tình người, tình quê, và biết đâu chẳng là mối tình non nước. Hàm nghĩa của câu thơ không tự đóng khung trong một biên độ hẹp nào. Tuy vậy nếu đi quá xa, thêm nữa, lại khăng khang áp đặt cái ý chủ quan, cách hiểu chủ quan thì điều đấy khong những không có cơ sở, mà còn bất lợi cho thơ. Hãy cứ để nó ngân nga trong cái khoảng không là tâm tưởng của người đọc để mỗi người yêu thơ tìm được một hạnh phúc cho riêng mình. Trở lại với cái vị thế ấy, ta hiểu vì sao câu thơ như một câu nói thường? Sức nặng ở ngoài câu chữ đơn sơ là một cái tình đằm thắm. Nó không cần hoa mỹ, cầu kì, một cách nói lên gân cao giọng, là vì nó được đản bảo bằng vàng và những câu tiếp theo. Dường như có một cáI thôn Vĩ mà chỉ cần một lời gọi ở đầu môi, tự nó hiện lên như một khối thuỷ tinh trong suốt. Cho nên đặt câu thơ đầu trong văn cảnh, ta mới hiểu được cáI bình dị sâu sắc của một sự đơn sơ. Nó giống như một thứ cánh cửa vườn lòng hé mở, mà dịu dàng, mà tha thiết biết bao! Cả một câu bảy chữ thì đã có đến sáu chữ đầu cấu tạo bởi thanh bằng. Một phong cách Huế tự nó định hành trong một chất giọng êm ru. Thì ra đằng sau cáI khuôn mẫu thơ Đường là một hồn thi nhân rất trẻ, trẻ cả lời, cả ý như một chiếc nem Huế nhỏ bé, khiêm nhường thơm thảo khó quên. Ấy là chưa nói đến đại từ nhân xưng mà lời mời hướng tới. “Sao anh…”, anh là đối tượng nghe, còn em mới là người nói. Cả người nói và người nghe đã tắm vào một không khí trữ tình đáng yêu mà thân mật lạ lùng. Sự cởi mở tâm tình trong quan hệ giao tiếp trên đây có khả năng, có tính năng làm xôn xao một tiềm thức vốn mơ hồ đã ngay lập tức trở thành cụ thể.

CáI cụ thể ấy cũng chẳng có gì nhiều. Cứ thử nhẩm đếm mà xem: một hàng cau gần gũi, một vườn ai thấp thoáng xa xa, và cũng thấp thoáng xa xa một gương mặt không rõ là ai lẫn trong tre trúc. Cảnh trí có vậy, nghĩa là hết sức đơn sơ nhưng lại nặg lòng quê kiểng. Bức tranh quê sở dĩ từng thức dậy để phô bầy cái vẻ đẹp tự thân, để trở thành hoàn mỹ ấy là do một điểm nhìn hội hoạ. Chọn một thời điểm đặc biệt trong ngày, khi cái nắng mới lên mà bấm máy thì còn gì bằng. Chọn cái trẻ của thời gian phải là người nghệ sĩ có tâm hồn rất trẻ. Cũng là cảnh làng quê ấy, có người chọn buổi trưa, có người lấy hoàng hôn làm bối cảnh. Mà không phải không đẹp. Ví như thơ Bà huyện Thanh Quan chẳng hạn, nhưng là cái đẹp khác, như sự u hoài bảng lảng giữa mênh mông. Không dùng một không gian mênh mông như thế làm nền, cách nhìn của Hàm Mạc Tử ở đây là một cách nhìn cận cảnh, cái nhìn qua ánh nắng đầu tiên. Vì vậy câu thơ đầu tiên tả cảnh, tả hàng cau đã có một nhịp đập khác thường. Nó hồi hộp như phản xạ tự nhiên của con người trước cáI đẹp không ngờ lại hiện ra trước mặt:

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Câu thơ sở dĩ nên thơ vì chất nhạc trong hồn. Vẫn chỉ là cáI nắng bình thường ngày nào chẳng có, nhưng nhà thơ như nhìn thấy nó lần đầu. Không biết có phải nắng đó hay không? Là mơ hay là thực? Dường như thi sĩ không còn tin vào mắt mình. Câu thơ vì vậy vừa như đối thoại (với người không có mặt) lại vừa như tự thoại. Nó mang lớp nghĩa hai tầng vừa hướng ngoại lại vừa hướng nội. Cái nắng đầu tiên trong ngày và trong đời có một sức sống riêng, một linh hồn riêng. Nó làm cho cái vùng ảnh hưởng mênh mông của nó không còn ở thế tĩnh mà sống động hẳn lên. Không phải lần đầu nhà thơ tả nắng. Cái nắng lần đầu ta đã một lần không quên trong Mùa xuân chín. Nhưng cái đẹp trong thơ có phần day dứt, có một cái gì đó không yên. Đọc câu “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”, ta gặp một không khí rất xưa trong hoài niệm. Và cũng từ hoài niệm, Lưu Trọng Lư đã có thơ hay:
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
(Nắng mới)

Cả hai đều hướng về phía sau, còn Đây thôn Vĩ Giạ, cái nắng đầu tiên hướng về phía trước. Hai chữ nắng trong một câu thơ tạo nên một tiết tấu khác thường. Có một cái gì như náo nức, cái e ấp của con trẻ lần đầu mặc chiếc áo mới trong cái âm thanh sột soạt, không tránh khỏi cái rạo rực, ngây thơ. Sức hút ở đây là nắng và người chịu tác động của sức hút ấy là nhà thơ. Hàm Mạc Tử cũng trở thành một thứ con trẻ trong hồn, đồng tâm trạng với Lưu Trọng Lư trong bài thơ vừa dẫn. Mặc dù vậy, hai nỗi niềm có khác. Nếu có nắg hồng hào trong thơ của tác giả Tiếng thu gắn liền với áo đỏ (Áo đỏ người đưa trước giậu phơi) thì thơ Tử lại mở ra một màu xanh mát mắt:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Thực ra, mướt và xanh là hai khái niệm cùng một gam màu tương tự như rờn, như biếc. Người ta có thể nói xanh biếc, xanh non, và cũng có thể viết trong thơ: xanh mướt. Cái tài sự tinh tế của Hàm Mạc Tử trong thơ chính là ở chỗ không dùng hai từ ấy. Bởi xanh mướt (cũng hội đủ hai yếu tố mướt và xanh) thì yếu ớt quá, đẹp nhưng sinh khí không nhiều, và thay thế cho tình yêu là lòng thương, ái ngại. Dùng mướt quá, rõ ràng khoẻ hơn, sức sống dồi dào hơn, và cả ấm áp nữa. Do vậy mà từ xanh (xanh như ngọc) tự nó lại gieo một ấn tượng mới, không giống với mướt, nó có một vị trí riêng trong cảm nhận. Một trùng điệp màu xanh nhưng không lặp lại đem đến sự hào hứng cho kẻ thi nhân khi đứng trước một bảo tàng nghệ thuật của thiên nhiên bí ẩn. CáI hồi hộp của câu thơ tả cau đã trở thành tiếng reo đầy sung sướng như có ma lực ở câu nói về vườn ai. Cau chắc trước sân nhà thì vườn mới có thể vườn ai. Một từ “ai” buông bắt, mơ hồ hơn. Độ gần xa không còn đồng nhất. Vùng không gian mở ra cùng một lần với vùng tâm tưởng. Cảnh đã là máu thịt của hồn. Hồn đã quấn quyện, đã hài hoà trong cảnh. Làm sao còn có thể phân chia cái cơ thể nghệ thuật toàn bích này đâu là hình thức, đâu là nội dung? Cũng đừng tách bạch cái gương mặt thấp thoáng trong “vườn ai” kia ra thành một người cụ thể nào. Bởi lẽ, nó cũng chỉ là cái chi tiết thoáng qua, một đường nét nằm trong tổng thể. Và bao bọc chung là sự cân đối hài hoà, có thể trong mối tương giao giữa cái mềm mại và khoẻ khoắn. Đơn giản vậy thôi, nếu không rất dễ chủ quan suy diễn.
Toàn cảnh ở bức tranh đầu là cuộc đời mang hơi thở thi nhân: đó là lòng ham sống. Vì nếu không ham sống, không yêu đời, làm sao có thể nhào nặn được một khung cảnh bình dị mà say người thế kia. Nhưng đặt nó vào toàn bài thì dường như là đối cực phía bên kia của một nghịch lí. ở góc nhìn này, khổ thơ ấy mang nghĩa tượng trưng. Cái đẹp, cái thực của cuộc đời tưởng như nằm sẵn trong vòng tay của một tâm hồn yêu nó, nhưng lại không phảI như vậy. Nó với nhà thơ không là một đôI bạn đồng hành. Càng hướng đến nó, tưởng chừng tiếp cận được nó, nó lại càng cứ xa hơn:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Bằng một nhạc điệu khác thường, lạnh lẽo, vô tình đến nghiệt ngã, thi nhân diễn tả một tâm thế chơi vơi. Thì ra hạnh phúc mà trời hé lộ ở khổ thơ đầu chỉ là một tín hiệu giả. Nó rạng rỡ, mơ màng. Nó đã là ảo ảnh trong khi với nhà thơ lại là một nhu cầu rất thực. Càng gắn bó với cuộc đời, cuộc đời càng ngoảnh mặt quay lưng. Câu thơ có gió có mây, nhưng rời rạc, chia lìa. Nước có dòng mà không chảy. Hoa bắp thì khẽ khàng nhạt tẻ, vô duyên. So với khổ thơ đầu, cảnh ở đây đã như người bước hụt. Cái vồ vập đã nhanh chóng đổi chiều. Nhà thơ không khỏi ngơ ngác, xót xa. Nắng hình như đã tắt, trời đã sang chiều, vì vậy mới có sông trăng:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Hồn thơ rất đẹp khi nói đến gió, đến trăng. Trăng như một vương quốc bá quyền của Tử. Vì vậy tắm mình vào đó, vào cái ánh trời đêm bàng bạc, dòng nước vừa buồn thiu là vậy đã biến thành sông trăng như có một phép nhiệm mầu của Chúa. Nhịp thơ như một nhịp cầu, một hi vọng mở ra. Trái tim đau đớn vì va đập vào cuộc đời đã có một cơ hội hồi sinh sau vết thương đau đớn. Nhưng lấy tiêu chí của cái thực để tính cấp độ của nắng và trăng thì nắng là cái có thể nhìn được bằng mắt thường, còn trăng chỉ là cảm nhận được. Phải chăng chính vì vậy mà giọng thơ mới gấp gáp, thiết tha. Thuyền liệu có kịp về bến, trăng có định lừa người? Hạnh phúc mong manh hay là một ảo ảnh, dù có mong manh nhưng còn được hy vọng thì vẫn còn là cái cớ để nhà bấu víu, bám vào để mà tồn tại. Tối nay là tối nào? ý thơ mặc dù không rõ, nhưng trong tâm tưởng của thi nhân, nó phải là cái đêm ngà ngọc thiên đường như một lần Xuân Diệu đã thiết tha: “Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời”.
Kết thúc bài thơ là con sóng chập chờn giữa mơ với thực ấy:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Vẫn là tiết tấu sóng đôi nhưng vừa tiến lại vừa lui như một quy trình trớ trêu của hình tìm bóng. Người khách đường xa mơ hồ ấy chỉ thấp thoáng mơ màng “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Lại một sáng tạo nữa của Hàm Mạc Tử. Màu trắng và màu trăng như một sự rượt đuổi không bao giờ tới đích. Hình ảnh áo trắng trong thơ Hàm Mạc Tử không giống cách gợi khơi của Huy Cận:

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bùng ánh sáng, em đi đến
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng

Áo trắng của Huy Cận nếu là thực thể thì ở Tử nó biến thành ảo giác mất rồi. Chính là ảo giác mà hạnh phúc kia càng lấp lánh bao nhiêu, tấm lòng nhà càng quặn đau chừng ấy. “Ai biết tình ai có mặn mà” là một khát khoát biểu trưng mở rộng. Ý nghĩa nội sinh của cặp từ “ai biết tình ai” vừa gần gũi vừa xa vời như khoảng giữa các vì sao. Sự trống vắng trong một tâm hồn rất sợ cô độc lại đang ở vào tình thế cô đơn là cái mạch chính của toàn bài, tạo ra cái cầu từ độc đáo, đầy hình tượng của những phút xuất thần được lặp lại với một mức độ cao và dường như là khó hiểu. Nhưng, hướng về phía nhân bản, phía cuộc đời từ cái tôi bản ngã, đó mới là cái hạt nhân bền vững, cái gạch nối giữa người làm thơ và người đọc thơ./.
C-STAT
1 | 630
© Copyright Cute Wap
Powered by XtGem.Com