Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...
Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.
Đặc điểm hương vị của các loại Cafe
* Càfê Moka đặc biệt : Moka là một giống cafe được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước. Trồng ở độ cao 1700m, hương vị rất đặc biệt, sang trọng ngây ngất cho người sành điệu (gout châu âu cổ điển)
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu cánh gián,
- cách pha chế : pha máy, pha phin, túi lọc...
* Càfê Moka Côlômbia : Hương thơm đặc trưng cho moka côlômbia kết hợp với mùi vị béo của bản thân bơ trong hạt càfê được giữ lại do phương pháp rang đặc biệt
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nứơc : nâu lợt, bọt càfê được lọc và nổi lên trên rất hấp dẫn,
- cách pha chế : pha máy là tốt nhất, có thể pha phin uống với sữa tươi...
* Càfê Mo-Rhum : Sự kết hợp giữa hương vị của moka với thoáng nhẹ mùi của rượu rhum Pháp, uống nhiều có cảm giác say nồng rất dễ chịu.
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ,túi lọc...
* Càfê Mo-Nes : Vẫn là sự kết hợp tuyệt vời của moka Đà Lạt với mùi nhẹ của hoa hồi Trung Hoa mà châu Âu gọi là mùi Nes, nó kích thích người ta dùng rồi lại muốn dùng thêm ly thứ 2,3 mới đã .
- phương pháp chế biến : thủ công, dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...
* Càfê Mo-Cappu : Hương thơm có mùi thoáng nhẹ bơ càfê. Vị đậm với hàm lượng chất kích thích(cafein) cao
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu lợt,
- cách pha chế : pha máy, pha phin ...
* Càfê Ro-Rhum : Ngoài hương thơm nồng nàn của càfê, Ro-Rhum còn có vị hậu ở khoang miệng và cổ họng rất thú vị, hương vị cứ lưu luyến mãi mặc dù hớp càfê đã uống xong từ bao giờ.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : đen sánh vừa,
- cách pha chế : pha phin, túi lọc...
* Càfê Ro-Nes : Có mùi của tử đinh hương thơm lâu vùng vòm họng. Làm cho người thưởng thức nửa muốn nuốt xuống nửa muốn lưu giữ lại khoang miệng để "nghe" thêm một chút xíu nữa, một mùi hương thật khó quên.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- cách pha chế : pha phin và đặc biệt tốt dùng túi lọc...
* Càfê Ro-Cappu : Là sự kết hợp giữa phong cách uống châu Âu và châu Á. Vị đậm nhưng hương lại rất quyến rũ, rất thích hợp cho người uống nhiều lần trong ngày.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước: nâu đen,
- cách pha chế: pha phin...
* Càfê Ðà Lạt : Hương thơm và vị rất ngon, đậm đà thể chất, càfê uống xong vẫn để lại dư âm trong miệng cứ thơm mãi. Đây là loại càfê mà người tiêu dùng Đà Lạt rất ưa chuộng.
- phương pháp chế biến : thủ công,
- màu nước : nâu đậm hơi sánh,
- cách pha chế : pha phin...
* Càfê Siêu Cấp : Trong quá trình chế biến, hãng Bosscafe đã nghiên cứu tạo ra độ keo sánh bằng cách cô đọng chất tan và chất dễ bay hơi trong càfê để tạo cho quý khách một cảm giác tận cùng của càfê. Đắng nhưng hậu ngọt và thực sự sảng khoái.
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- màu nước : nâu đen sánh,
- cách pha chế : pha phin...
* Càfê Darkess : Vị rất đậm, uống để tạo ra cảm giác lâng lâng, bồng bềnh cho ta liên tưởng tới những ý tưởng sáng tạo mới, hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ
- phương pháp chế biến : dây chuyền bán tự động,
- màu nước : đen sánh,
- cách pha chế : pha phin...