watch sexy videos at nza-vids!
03:15:16
23:11:24
Tip: Hãy lưu trang Cute.Wap.Sh lại và giới thiệu với bạn bè nhé!
Phân tích bài thơ ''Ánh Trăng'' của Nguyễn Duy
"Cát trắng'' và ''Ánh trăng'' là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tre Việt Nam " Hơi ấm ô rơm", " ánh trăng" là những tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy. Bài thơ được trích trong tập thơ cùng tên, sáng tác vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như lời tâm sự trân thành của tác giả, vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà nó còn gắn với tuổi thơ, với những ngày gian khổ.
Vầng trăng của tuổi thơ trải rộng trên một khoảng không gian bao la :
'' Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể...''
Hai câu thơ 10 tiếng giêo vần lưng (đồng-sông); từ ''với'' được lặp lại 3 lần nhằm diễn ta lại tuổi thơ hạnh phúc, cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên, từng bước ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của chúng ta dể có mấy ai được cai cơ may như nhà thơ? Thuở bé nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chỉ đc ngắm trăng nơi sân nhà ''ông trăng tròn sáng tỏ. Soi rỏ sân nhà em'', ''chỉ có trăng sáng tỏ. Soi rõ sân nhà em'' (trăng sánh sân nhà em)
Tuổi thơ đc ngắm trăng thích thế, như 1 chút hoài niệm xa vời. Hai câu thơ tiếp theo nói về thời máu lửa, trăng với người lính, trăng đã thành ''tri kỉ''.
'' Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ ''
''Tri kỉ'' biết người như biết mình, bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn ''tri kỉ''. Người hiến sỉ nằm ngủ dưới trăng ''gối khuya ngon giấc đêm song trăng nhòm''(Hồ Chí Minh). Giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới '' đầu súng trăng treo''(Chính Hữu). Nẻo đường hành quân của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành '' Nẻo đường trăng dát vàng''. Trăng đã chia sẽ ngọt bùi, hân hoantrong niềm vui thắng trận với người lính tiền phương. Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng với anh bộ đội đã vượt lên mọi bom đạn tàn phá của quân thù:
'' Và vầng trăng, vầng trăng đất nước.
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.''
(Phạm Tiến Duật)
Các tác nhân ngày xưa thường'đăng lâu vọng nguyệt'và anh bộ đội cụ Hồ một thời trận mạc cũng nhiều phen đứng trên đồi cao, hành quân vượt núi cũng say sưa ngắm vầng trăng cao nguyên. Thật là thú vị khi gặp vầng thơ Nguyễn Duy vì nó đã mở ra trong lòng mọi người một trường kiên tưởng:
''Hồi chiến tranh ở rùng
Vầng trăng thành tri kỉ''
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về năm tháng đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên,đất nước.Với âm điệu bài thơ liền mạch ''trần trụi-thiên nhiên-hồn nhiên''. Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm nổi bật tính chất hồn nhiên của người lính:
''Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ''
Vầng trăng là biểu tượng đẹp của người lính, ngỡ như không bao giờ quên. Một ý thơ đã thức tỉnh lương tâm của những kẻ vô tình từ nơi rừng sâu đên thành phố...Và ''Vầng trăng tri kỉ'', ''Vầng trăng tình nghĩa'' đã bị lãng quên. Cách so sánh đã làm nhiều người chột dạ, cho việc nhân hóa như một con người. Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành:
''Từ hồi về thành phố
quen ánh điện của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dâng qua đường''
Cuộc đời có nhiều biến động ly kỳ và hấp dẫn ''Cuộc sống thành thị'', nhà thơ sử dụng bốn câu thơ với các từ ngữ ''thình lình'', ''vội'', ''đột ngột'' để gợi tả cảm xúc. Có nhà triết học nói:''Cuộc đời dạy ta nhiều hơn trang sách''.
''Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn''
Trăng tròn, đẹp, thủy chung với tất cả mọi người. Người ngắm trăng rồi suy ngẫm bâng khuâng:
''Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng''
Với một cái nhìn đầy áy náy,xót xa. Hai chữ ''mặt'' trong vần thơ là mặt người cùng đối diện nhau. Bao kỉ niệm đẹp của một đời người ùa về chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng, với bể, với sông với rừng. Tác giả sử dụng cấu trúc câu thơ song hành, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ ''là'' cho ta thấy ngoig bút của Nguyễn Du thật tài hoa. Đoạn thơ hay ở bộc bạch chân thành, tính biểu cảm cao, ngôn ngữ và hình ảnh đi vào lòng người, khắc sâu điều nhà thơ muốn nói với chúng ta nhẹ nhàng mà thấm thía.
Khổ thơ cuối bài mang hàm nghĩa độc đáo, tư tưởng triết lý:
''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình''
''Tròn vành vạnh'' lời trăng rằm, ''im phăng phắc'' sự im lặng không một tiếng động nhỏ. ''Kể chi người vô tình'' là biểu hiện của sự bao dung độ lượng. Giọng thơ như một lời tâm tình, đầy trải nghiệm, từ ''giật minh'' được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch, giàu sức biêu cảm, làm toát lên ý nghĩa của toàn bài.
Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn của con người làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tốt đẹo hơn. Bài thơ ''Ánh trăng'' với những đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Bài thơ hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lý về cuộc sống và cả sự thức tình đến toàn xã hội của chúng ta.
Hết
C-STAT
1 | 986
© Copyright Cute Wap
Powered by XtGem.Com